Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Việt Nam
“Việt Nam sẽ đóng góp trực tiếp vào việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người”
“Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp trực tiếp một cách xây dựng và trách nhiệm vào công cuộc bảo vệ và thúc đẩy các giá trị quyền con người. Mọi ý kiến đóng góp, xây dựng của Việt Nam sẽ có tác động trực tiếp đến cơ chế Nhân quyền của LHQ”.







 


Ông Ngô Quang Xuân (nguyên Đại sứ Việt Nam tại Liên hợp quốc, Đại sứ Việt Nam tại WTO): Việt Nam sẽ có quyền quyết định đến hoạt động của Hội đồng Nhân quyền!


Bản thân tôi đã từng tham gia diễn đàn Nhân quyền của Liên Hợp Quốc một thời gian tương đối dài nên tôi cảm thấy rất vui và phấn khởi khi đón nhận kết quả này. Ngay khi chúng ta ứng cử làm thành viên của Hội đồng, tôi đã dự đoán Việt Nam sẽ trúng cử nhưng việc nhận được số phiếu đồng thuận cao nhất thì tôi có chút bất ngờ.

 

Hội đồng Nhân quyền gồm 47 quốc gia thành viên đại diện cho tất cả các khu vực, là cơ quan chịu trách nhiệm chính và quan trọng nhất của LHQ trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên thế giới. Việc tham gia là thành viên chính thức của diễn đàn này là điều mong muốn của nhiều nước, nhiều quốc gia trên thế giới, bởi vậy việc sự kiện này có tính chất chạy đua, cạnh tranh rất cao trong toàn bộ hệ thống bầu cử.

 


Ông Ngô Quang Xuân - nguyên Đại sứ Việt Nam tại Liên hợp quốc và WTO

 

Tuy nhiên, kết quả này không đến một cách ngẫu nhiên mà nó hoàn toàn tương xứng với những cố gắng, nỗ lực của chúng ta trong thời gian vừa qua. Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, trong đó có việc xây dựng nhà nước Pháp quyền, phát huy dân chủ và bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền của người dân. Trong nhiều năm qua, mọi thành tựu của đất nước đều hướng tới người dân.

 

Hình ảnh các nước đến bắt tay và dành nhiều lời chúc cho sự thắng lợi của Việt Nam tại cuộc bầu cử vào Hội đồng Nhân quyền là một hình ảnh đầy xúc động. Có thể thấy, chúng ta đã thành công trong việc tạo được một uy tín lớn trên diễn đàn quốc tế. Điều này cũng thể hiện sự tín nhiệm và ủng hộ của các quốc gia trên thế giới dành cho Việt Nam. Người ta đã đã nhìn thấy 1 thành viên có khả năng hoàn thành được nhiệm vụ và đáp ứng được các yêu cầu trong các hoạt động của diễn đàn này.

 

Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hội đồng Nhân quyền - Liên Hợp Quốc có ý nghĩa chính trị và xã hội như thế nào đối với chúng ta, thưa ông?

 

Sự kiện này chứng tỏ vị thế, uy tín ngày càng cao của đất nước ta trên trường quốc tế. Đây cũng là sự ghi nhận của thế giới đối với những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng... Có thể nói việc tham gia vào diễn đàn lớn nhất thế giới này, tiếng nói của chúng ta sẽ ngày càng được khẳng định.

 

Trong nhiệm kỳ 3 năm sắp tới làm thành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp trực tiếp một cách xây dựng và trách nhiệm vào công cuộc bảo vệ và thúc đẩy các giá trị quyền con người cũng như có điều kiện chia sẻ và học hỏi những kinh nghiệm tốt từ các bạn quốc tế. Mọi ý kiến đóng góp, xây dựng của Việt Nam sẽ có tác động trực tiếp đến cơ chế Nhân quyền của LHQ, tạo ra chất xúc tác đối với khu vực và trên thế giới.

 

Uy tín, vị thế của Việt Nam đã được nâng cao trên trường quốc tế

 

Nhiều ý kiến cho rằng, việc Việt nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ không những là kết quả của những nỗ lực bảo đảm quyền con người của Việt Nam trong những năm qua mà trên hết, còn là sự phản bác mạnh mẽ trước những nhận xét sai trái, không khách quan về tình hình thực thi nhân quyền con người ở Việt Nam. Ông đánh giá gì về nhận định này, thưa ông?

 

Trong công cuộc đấu tranh để bảo vệ nhân quyền có một số vấn đề. Nhiều cá nhân, tổ chức có thể vì thiếu thông tin, vì định kiến nên luôn muốn xuyên tạc, phủ nhận những kết quả, thành tựu mà chúng ta đã đạt được. Qua việc trúng cử với số phiếu đồng thuận cao nhất vào Hội đồng Nhân quyền của Việt Nam đã là bằng chứng thuyết phục nhất phản bác lại những luận điệu xuyên tạc, sai trái này.

 

Hội đồng Nhân quyền của LHQ là một tổ chức uy tín trong việc thúc đẩy, bảo vệ các giá trị quyền con người trên phạm vi toàn thế giới. Tham gia vào diễn đàn lớn nhất thế giới này, Việt Nam có quyền và nghĩa vụ gì thưa ông?

 

Quyền lợi là chúng ta sẽ được đóng góp trực tiếp vào hoạt động nhân quyền, đưa ra những quan điểm xây dựng đúng đắn, khách quan để Hội đồng ngày càng phát triển và uy tín hơn. Cá nhân tôi cho rằng, Hội đồng Nhân quyền là ngôi nhà chung của nhân dân thế giới, các quốc gia thành viên thực hiện việc đối thoại để đi đến những điểm đồng thoại chung chứ không nên phán xét, công kích, cản trở hay áp buộc các nước theo những tiêu chí của riêng mình.

 

Bởi lẽ, “Nhân quyền” vừa có những nét chung, vừa có những nét riêng, nó ảnh hưởng từ lịch sử, văn hóa và thể chế chính trị của từng dân tộc. Tham gia vào Hội đồng này, Việt Nam nên có những đóng góp, xây dựng trên tinh thần đối thoại.

 

Ngoài ra, là một quốc gia thành viên, chúng ta sẽ có điều kiện đề cao quan điểm, lập trường, chính sách, luật pháp, chia sẻ các kinh nghiệm thành công của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người, đặc biệt về xây dựng Nhà nước pháp quyền.

 

Còn nghĩa vụ, ngoài việc phải tham gia vào tất cả các hoạt động, kỳ họp của Hội đồng Nhân quyền, đóng góp vật chất cũng như nguồn lực về cán bộ ngoại giao ở Hội đồng ở NewYork và Genevo. Tham gia diễn đàn này, Việt Nam vừa phải đưa ra được tiếng nói riêng của mình, đồng thời phối hợp hài hòa các quan điểm, ý kiến của các nước thành viên.

 

Ông Nguyễn Quý Bính- nguyên Phó Trưởng Ban Biên giới (Bộ Ngoại giao): Chúng ta phải xây dựng một chiến lược hoạt động rõ ràng

 

Trước cuộc bỏ phiếu trên, Việt Nam đã là quan sát viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ trong 7 năm. Ông đánh giá gì về việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hội đồng Nhân quyền, thưa ông?

 

Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức đánh dấu một sự thay đổi lớn, một dấu mốc quan trọng trong việc tham gia hội nhập quốc tế. Từ tâm thế đứng ngoài, chúng ta được trực tiếp tham gia đóng góp, quyết định đến các quyết sách, hoạt động của cơ chế trong Hội đồng. Ngoài ra, với tư cách là quốc gia thành viên, chúng ta có quyền đôn đốc giám sát các nước thực hiện các quyền đã được LHQ thông qua rồi kiểm tra, xem xét để báo cáo lên LHQ.

 

Đặc biệt Việt Nam có nhiệm vụ đóng góp ý kiến xây dựng, chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm về các vấn đề lớn được cộng đồng quốc tế quan tâm như tăng cường tính hiệu quả của Hội đồng, thúc đẩy quyền con người, bảo đảm an sinh, bình đẳng xã hội...

 


Ông Nguyễn Quý Bính (bên phải ảnh)

 

Việc bỏ phiếu bầu cử là thành viên của Hội đồng Nhân quyền dựa trên những tiêu chí gì? Ông đánh giá thế nào về việc thực thi nhân quyền ở Việt Nam hiện nay?

 

Những tiêu chí quan trọng nhất trong việc lựa chọn thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ bao gồm đóng góp của các quốc gia ứng cử trong việc đảm bảo quyền con người cũng như những cam kết liên quan của các quốc gia đó. Cụ thể, có 3 yếu tố đánh giá: Thứ nhất là thành tích của Việt Nam trong những hoạt động phát triển kinh tế và nâng cao đời sống xã hội. Thứ hai là vai trò khi tham gia hội nhập chính trị quốc tế và cuối cùng là việc thực thi các vấn đề nhân quyền.

 

Trong tất cả các tiêu chí này thì Việt Nam đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc thực hiện và bảo vệ nhân quyền, không chỉ trong luật pháp mà đối với tất cả các cấp, ngành. Về chính sách phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam luôn có những quyền đảm bảo cho từng đối tượng như: phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, các đối tượng chính sách. Việc tham gia Hội đồng này sẽ tác động đến chủ trương, chính sách của chúng ta ngày càng tích cực hơn.

 

Trong nhiệm kỳ 3 năm sắp tới trong Hội đồng Nhân quyền LHQ, theo ông Việt Nam cần phải cố gắng như thế nào vào nỗ lực chung của quốc tế trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên thế giới?

 

Chúng ta đã có một bề dày hoạt động ở Ủy ban Nhân quyền (sau này đổi tên thành Hội đồng Nhân quyền – PV) nói riêng và trong hệ thống LHQ nói chung. Trong hoạt động ngoại giao đa phương chúng ta cũng có hiểu biết, kinh nghiệm, nguồn cán bộ đã trưởng thành. Để hoạt động của Hội đồng được hiệu quả và không ngừng nâng cao, một mặt chúng ta phải không ngừng quan tâm tới quyền lợi, lợi ích của các nước thành viên LHQ, mặt khác phải hiểu rõ, nắm chắc yêu cầu, phương hướng chiến lược của hội Hội đồng này để chuẩn bị thật tốt.

 

Thứ 3, nguồn cán bộ của chúng ta cũng phải được nâng cao về trình độ để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của cơ chế này. Trong cơ chế đối thoại tại diễn đàn, chúng ta phải làm sao vừa có lợi ích của Việt Nam, lại phải đảm bảo được các lợi ích của các quốc gia trên thế giới, nghĩa là phải hài hòa được các lợi ích, tạo sự bình đẳng giữa các quốc gia.

 

Việt Nam phải là một nhân tố tích cực trong việc huy động sự chung tay, cố gắng, đảm bảo sự hòa bình, hạnh phúc cho nhân loại, đồng thời giảm bớt đi những khác biệt có thể dẫn đến những xung đột không cần thiết. Điều này đòi hỏi, Việt Nam phải có một chiến lược hoạt động rõ ràng tại diễn đàn lớn nhất thế giới về nhân quyền này.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á (16-05-2024)
    Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn (14-05-2024)
    Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh (10-05-2024)
    Đến năm 2030, Việt Nam có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới (09-05-2024)
    Mỹ cân nhắc công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam (08-05-2024)
    EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam (04-05-2024)
    Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn (30-04-2024)
    Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan (27-04-2024)
    Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN (22-04-2024)
    Nhiều tập đoàn phân phối, thu mua lớn trên thế giới sắp đến Việt Nam (12-04-2024)
    Việt Nam trúng cử vào cơ quan bình đẳng giới của Liên Hợp Quốc (10-04-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác dầu khí Việt Nam - Nga (08-04-2024)
    Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Trung Quốc (07-04-2024)
    Pháp muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam (04-04-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam (04-04-2024)
    Lãnh đạo Việt Nam mời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Pháp sang thăm (04-04-2024)
    Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 6 trên thế giới của Trung Quốc (30-03-2024)
    UNESCO công nhận TP.HCM là thành viên Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu (30-03-2024)
    Hội Luật gia Việt Nam gửi công điện chia buồn sau vụ khủng bố tại Nga (25-03-2024)
    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đón, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Phần Lan (25-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ với số phiếu cao nhất (12-11-2013)
    Những hình ảnh đầu tiên của Tổng thống Nga Putin tại Việt Nam (11-11-2013)
    Tổng thống Vladimir Putin viết bài ca ngợi quan hệ Việt-Nga (10-11-2013)
    Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế về Biển Đông (10-11-2013)
    Việt Nam tham gia công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc (08-11-2013)
    ĐB Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn (31-10-2013)
    Chủ tịch Quốc hội tiếp Đoàn Nghị sĩ Nghị viện châu Âu (29-10-2013)
    Quốc hội thảo luận kế hoạch KT-XH giai đoạn 2011-2015 (25-10-2013)
    Khai mạc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII (20-10-2013)
    “Sẽ có thêm hai phó thủ tướng mới” (18-10-2013)
    Việt Nam - Hoa Kỳ ký hiệp định hạt nhân dân sự (11-10-2013)
    Cả nước chính thức để tang Đại tướng (11-10-2013)
    Thủ tướng dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 23 (09-10-2013)
    Thủ tướng dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần 23 ở Brunei (08-10-2013)
    Chủ tịch nước bắt đầu các hoạt động tại Hội nghị APEC 21 (07-10-2013)
    Tổ chức 2 ngày quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp (05-10-2013)
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từ trần vào 18h chiều 04/10/2013 (04-10-2013)
    Phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tại phiên đại hội đồng LHQ khóa 68 (02-10-2013)
    Full text of vietnam prime minister’s speech: "Humanity yearns for a world free from war and hunger" (02-10-2013)
    Kết quả chuyến thăm Pháp và dự Đại Hội đồng LHQ 68 (30-09-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153085978.